fbpx

Cách đọc thông số headphone 1

Cùng tìm hiểu về những thông số headphone để có thể chọn mua được cặp tai nghe hoàn hảo nhất cho bản thân.


Bề ngoài, những cặp headphone là vật dụng đơn giản: cắm jack đúng vị trí, đeo chúng lên và chơi nhạc. Nhưng để có thể tận dụng giá trị của tai nghe tốt nhất có thể, chúng ta cần phải hiểu được mọi khía cạnh đánh giá, thông số Headphone về cách mà chúng hoạt động.

Để từ đó có thể biết được rằng liệu Headphone này có sử dụng hiệu quả trên Smartphone, liệu chúng phát ra được âm thanh hoàn hảo 100% khi đi kèm với DAC hoặc AMP. Hoặc điều chỉnh mức âm lượng phù hợp sao cho bạn vẫn cảm nhận được sức mạnh từ âm nhạc mà không thổi bay màng nhĩ của mình đi mất.

Hi vọng bài viết tổng hợp này của Motorola cùng với những ví dụ minh họa cụ thể sẽ là giải đáp chọn vẹn cho bạn đọc về định nghĩa và thông số Headphone và bắt đầu bước vào hành trình audio của riêng mình.

Driver Headphone

Impedance (Trở kháng)

Sensitivity (Độ nhạy)

THD/ Total Harmonic Distortion (Độ nhiễu)

Frequency (Tần số)

Các loại headphone

Isolation vs CancellationDriver HeadphoneThông số headphone driverKhi những công ty Audio nói đến Driver cho Headphone, chúng ta có thể hiểu rằng đó là phần “chèo lái” toàn bộ chiếc tai nghe, phần thực sự tái tạo nên âm thanh để có thể được thưởng thức. Thu thập những tín hiệu điện từ nguồn thông qua dây thoại và chuyển đổi chúng thành sóng âm thông qua màng rung.Tuy nhiên chúng ta khó có thể quan sát được cách mà Driver Headphone hoạt động khu chúng được bảo vệ nghiêm ngặt trong phần housing của tai nghe. Thông thường khi nói về Driver, độ lớn và loại nam châm cấu tạo nên là 2 yếu tố quan trọng để có thể chọn được một Headphone ưng ý.Độ lớn của Driver Headphone tương đối da dạng, từ 6-12mm đối với earbud cho tới 40-100mm ở các sản phẩm lớn hơn. Driver càng lớn, âm bass được tạo ra càng rõ ràng, tuy nhiên nhất thiết là chúng có lực. Thêm vào đó, Driver lớn thường gặp khó khăn trong việc tái tạo những âm thanh có tần số cao (như violin và snare).Loại Driver Headphone là yếu tố đặc biệt quan trọng khi tìm hiểu về tai nghe và được chia thành các đề mục sau:

Dynamic Driver là loại Driver phổ biến nhất. Chúng ta có thể tìm thấy chúng ở hầu hết các headphone on-ear hoặc over-ear. Dynamic Driver có kích thước tương đối “mình mẩy”, do đó tái tạo nên dải âm bass hiệu quả hơn, dù chúng có thể thiếu đi sự tinh tế cần thiết.

Planar Magnetic Driver hoặc Orthodynamics lại khá khác biệt so với Dynamic. Tạo nên âm thanh dựa nên nguyên lý điện từ trường và nổi tiếng với chất âm nhẹ nhàng, tinh tế. Một cặp Headphone trang bị Planar Magnetic Driver được đánh giá rất cao bởi khả năng tái tạo âm nhạc chuẩn xác mà không quá “làm màu”. Điểm trừ duy nhất cho loại Driver Headphone này đó là giá cả.

Balanced Armature Driver được trang bị nhiều nhất trên earbuds hoặc in-ear monitors. Các tai nghe có kích thước nhỏ thường gặp sở hữu khả năng “khuấy động” không khí kém – cách mà sóng âm truyền đến tai của người dùng. Thay vì cấu tên nên từ một màng driver duy nhất, Balanced Armature Driver được hình thành nên từ nhiều lớp và giúp chúng hoàn thành công việc thuận lợi.Stax SR-407Stax SR-407, headphone vô cùng đặc biệt sử dụng driver electrostatic

Electrostatic Driver là loại Driver Headphone sử dụng màng âm được tích điện. Loại Driver này tương đối “đỏng đảnh”, cực kì đắt và yêu cầu những loại AMP chuyên dụng để có thể hoạt động bình thường. Không cần nói nhiều về ưu điểm của tai nghe được sở hữu driver này: âm thanh sáng với sự chính xác đáng kinh ngạc.Trở kháng (Impedance) và độ nhạy (Sensitivity)Thông số headphone impedanceTrở kháng (Impedance) được đo bằng đơn vị Ohms (Ω) cho biết chúng ta cần bao nhiêu năng lượng để thưởng thức âm nhạc qua headphone với âm lượng đủ nghe. Trở kháng càng cao, tai nghe càng “đói” điện năng và phải sử dụng AMP để “tải” cặp headphone. Tuy nhiên thông số headphone này cũng đi kèm với sự thật tích cực rằng tai nghe có trở kháng cao làm việc tốt hơn với các tín hiệu điện từ và tái tạo các dải âm chính xác, sinh động hơn hẳn.Thông thường, chỉ cần trở kháng tai nghe <32Ω là chúng ta hoàn toàn vui vẻ sử dụng smartphone hoặc các thiết bị di động khác để nghe nhạc rồi. Nằm lơ lửng ở giữa là “vùng xám”  33-100Ω – bạn vẫn có thể cung cấp đủ năng lượng bằng smartphone để cặp tai nghe hoạt động, tuy nhiên vẫn có thể cải thiện âm lượng và làm âm thanh sắc nét hơn nhiều với AMP di động. Bất cứ Headphone nào có trở kháng >100Ω chắc chắn cần tới bộ khuếch đại để giải phóng 100% tiềm năng.Độ nhạy (Sensitivity) liên hệ trực tiếp tới trở kháng nhưng không thực sự hữu ích khi chọn mua headphone. Thông số headphone này phản ánh khả năng chuyển hóa tín hiệu điện từ thành tín hiệu âm.Ví dụ, Headphone A có độ nhạy lớn hơn Headphone B. Do đó với 1 mW (miliwatt), Headphone A sẽ tạo nên âm lượng lớn hơn.THD (Total Harmonic Distortion)Một thông số headphone tương đối thú vị dẫu cho 90% đều bị phớt lờ, nó sẽ cho biết đặc điểm của sản phẩm ở góc độ tinh tế hơn.Về bản chất, thông số headphone THD cho biết tín hiệu âm từ nguồn cho tới khi được phát ra khỏi driver dưới dạng âm thanh hoàn chỉnh bị thất thoát/ nhiễu loạn đi bao nhiêu phần trăm. Total Harmonic Distortion càng thấp, headphone duy trì được sự chuẩn xác của âm thanh, chất lượng audio càng cao.Công nghệ sản xuất headphone hiện nay tương đối hiện đại và hoàn thiện hóa hầu hết tai nghe với THD < 0.1%. Trên thực tế mọi tai nghe đều “tái hiện” âm thanh theo một cách khác biệt để tạo nên “cá tính” riêng nhưng sự thay đổi nhỏ này không hề là nhiễu loạn. Chúng ta có thể nghĩ tới THD là nhiễu loạn không mong muốn và ảnh hưởng tới trải nghiệm nghe nhạc theo hướng tiêu cực hơn là tinh chỉnh tinh tế nói trên.Tần số (Frequency)Thông số headphone tần sốRất quen thuộc đúng không nào? Hãy cùng tìm hiểu về thông số headphone gây nhiều tranh cãi nhất.Tần số (Frequency) hay tần số phản hồi (frequency response) là số liệu được các thương hiệu headphone tập trung vào nhất. Chúng cho biết một headphone có khả năng tái tạo âm thanh – cao hay thấp, tất cả được thể hiện thông qua Hertz (Hz).

Âm trầm hay còn được lại là Bass được tái tạo bởi những rung động ở tần số ~500Hz.

Âm cao (treble) thống trị khu vực tần số 16-17 kHz.

Mọi âm thanh với tần số nằm giữa ở 2 khu vực trên được gọi là âm trung (midrange)Một kiến thức được biết đến rộng rãi khi nói về headphone đó là vùng phủ của tần số càng rộng, tai nghe càng tái tạo tốt âm thanh. Ví dụ như 10Hz-23kHz.Tuy nhiên lại có rất nhiều tư tưởng trái chiều nảy sinh từ đây.Ngưỡng nghe của người bình thường trong điều kiện hoàn hảo chỉ có thể nghe được từ 20Hz-20kHz. Ngoại trừ một số cá nhân đặc biệt, bất cứ âm thanh nào có tần số lớn hơn hay nhỏ hơn đều không thể nghe được nghe thấy.Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể hài lòng với sản phẩm có quãng âm với ngưỡng trên ~22,000kHz – vừa đủ để hoàn thiện các chi tiết trong âm phổ.ath m20x frequency curvefrequency curve của headphone Audio-Technica M20x cho biết dải âm tương đối ổn định nhưng có phần không hoàn chỉnh ở Low-bass và Mid-Treble (nguồn: Rtings.com)Mặt khác, biểu đồ tần số (Frequency Curve) lại là yếu tố đáng lưu tâm, luôn được các nhà sản xuất biểu dương. Frequency Curve cho phép người đọc thấy được phân tích trực quan về chất âm của headphone: cân bằng, sáng hay bass khỏe.Các loại headphoneOver-ear, On-ear hay In-ear?Vậy là chúng ta đã đi hết các thông số headphone số liệu “đau đầu”. Nhữngdfggthông tin về các loại headphone over-ear. on-ear, in-ear sau đây sẽ đơn giản và quen thuộc hơn rất nhiều.Over-ear headphone (circumaural) là loại headphone chùm đầu và có phần housing ôm trọn lấy tai của người sử dụng. Chúng thường có âm thanh tốt và có chiều sâu hơn các loại headphone khác. Lý do bởi âm trường được thu hẹp lại và tập trung cao độ hơn vào chi tiết audio được tái tạo. Tuy nhiên đó cũng là điểm yếu nói chung của over-ear headphone bên cạnh với độ lớn và tính di động kém.On-ear headphone được thiết kế sao cho nằm trên vành tai của người nghe. Chúng thường không sở hữu chất âm tốt nhất cũng như cách âm ở mức trung bình. Tuy nhiên ưu điểm của loại tai nghe lại nằm ở giá thành và tính di động. Thêm vào đó trở kháng của on-ear headphone tương đối thấp khiến chodg chúng dễ dàng hoạt động chung với smartphone.In-ear headphone lại có thể được chia thành 2 loại:

Earbud bao gồm chỉ một driver đơn giản.

In-ear Monitor được cấu thành từ nhiều driver phức tạp tiêu biểu như Armature Balanced Driver đã được nói đến ở phía trên. Với thiết kế kín kẽ, đi sâu vào trong khoang tai, IEM là sản phẩm đang dần trở nên phổ biến với giới audiophile nhờ chất lượng và khả năng cách âm tuyệt vời, sánh ngang với các headphone kích thước lớn hơn.
Tuy nhiên IEM không phù hợp lắm khi sử dụng trong thời gian dài + giá thành “khó thỡ”.Thêm vào đó, closed-back hay open-back là những thông số headphone quan trọng.

Đặt một cặp tai nghe mới lên tay và nhìn vào phần phía sau của chúng. Nếu bề mặt dày đặc và cứng, headphone closed-back. Bề mặt phía sau có thiết kế như “vỉ nướng” hoặc cho phép chúng ta chiêm ngưỡng “nội y” driver tuyệt vời, nơi âm thanh được tạo ra.Thiết kế của open-back headphone cho phép chúng tạo nên chất lượng âm thanh tuyệt vời. Chúng cho phép không khí tiếp xúc với driver và thấm nhuần những phẩm chất tuyệt vời vào âm thanh. Thoáng đãng, có sức sống, âm trường rộng và cảm nhận không gian chi tiết tới từ mọi hướng là các ưu điểm nổi trội của open-back headphone.Còn điểm trừ của open-back headphone? Leak âm thanh “điên đảo”, tất cả mọi người xung quang bạn đều có thể nghe rõ những gì đang được theo dõi, kể cả với mức âm lượng thấp. Do đó, loại tai nghe này nên được dùng tại những môi trường khép kín và tách biệt như tại nhà.Closed-back headphone lại triệt tiêu đi khuyết điểm nói trên của open-back. Thêm vào đó, âm thanh ở những tần số thấp, đặc biệt là bass được nâng tầm lên với closed-back, một môi trường acoustic khép kín.Isolation vs CancellationCả 2 khái niệm đều nói về khả năng loại bỏ âm thanh/ chặn âm thanh môi trường làm gián đoạn trải nghiệm nghe nhạc của bạn.Sound-Isolation hoàn thành công việc của mình bằng cách dựa vào thiết kế, chất liệu làm nên headphone như earpad bằng da, lực kẹp chặt, cấu tạo của housing,…Pulse Escape 500 ANC với thông số headphone Noise-cancelling tương đối ấn tượng Noise-Cancellation Headphone cũng có thể thực hiện chức năng tương tự như Isolation, tuy nhiên cách thức hoạt động có phần tinh vi, chủ động hơn; với 3 thành phần microphone tích hợp, bộ chuyển đổi tín hiệu số (DSP), pin tích hợp.
Âm thanh từ môi trường sẽ được thu bởi microphone và phân tích bởi DSP. Để từ đó tạo nên những sóng âm đối nghịch, loại trừ. Ví dụ tiếng phản lực có âm ở mức +1, headphone sẽ tạo nên âm có mức -1 và loại trừ nhiễu loạn.
Noise-Cancellation xử lý tốt nhất những âm thanh có tần số thấp như tiếng động cơ, điều hòa,… Tuy nhiên cũng âm trung như giọng nói lại tương đối “khó nhằn”.

One Comment

  1. Great contents. thanks

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *